Lược sử ban đầu Chu kỳ sống

Phát hiện về chu kỳ sống của sinh vật đã có từ rất lâu, nhưng cơ chế của quá trình mới được sáng tỏ dần từ khoảng vài thế kỉ trước, khi các nhà khoa học nghiên cứu về sinh sản và phát triển ở nhiều loài thực vật và động vật. Wilhelm Hofmeister vào năm 1851 đã chứng minh rằng ở thực vật thì chu kỳ sống có sự xen kẽ các thế hệ. Một số thuật ngữ (haplobiont và diplobiont) được sử dụng để mô tả các vòng đời được đề xuất ban đầu cho chu kỳ sống của tảo nhờ Nils Svedelius, và sau đó được sử dụng cho các sinh vật khác. Các thuật ngữ khác (autogamy và gamontogamy) được sử dụng trong vòng đời của nguyên sinh vật được đề xuất bởi Karl Gottlieb Grell. Các phát hiện trên diễn ra trong khoảng những năm 1840 và 1850.[7]

Chu kỳ sống của các loài sinh vật sinh sản hữu tính thường bao gồm giai đoạn đơn bội (n) xen kẽ với giai đoạn lưỡng bội (2n), nghĩa là có sự thay đổi của mức bội thể. Do đó, để quay lại giai đoạn đơn bội, thì chu kỳ sống bắt buộc phải qua giảm phân. Dựa vào đó, các nhà nghiên cứu phân chia thành 3 kiểu chu kỳ sống:

  • kiểu giao tử thể, thường gọi là kiểu đơn bội (haplontic)[8]
  • kiểu bào tử thể, thường gọi là kiểu lưỡng bội (diplontic)[9]
  • kiểu xen kẽ (haplodiplontic).[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chu kỳ sống http://www.zoology.ubc.ca/~otto/Reprints/Mable1998... http://www.unioviedo.es/bos/Asignaturas/Botanica/1... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21235940 //dx.doi.org/10.1002%2F(sici)1521-1878(199806)20:6... //dx.doi.org/10.1016%2F0169-5347(92)90195-h //dx.doi.org/10.1098%2Frstb.1991.0035 //www.jstor.org/stable/55494 https://www.britannica.com/science/life-cycle https://books.google.com/books?id=8icTHQAACAAJ&dq=... https://books.google.com/books?id=s1P855ZWc0kC